Thông tin sản phẩm
- Nhà xuất bản: NXB Văn Học
- Công ty phát hành: Đông A
- Kích thước: 16 x 24 cm
- Dịch Giả: Trần Tuấn Khải
- Số trang: Tập 1: 708 trang, Tập 2: 642 trang
Thủy Hử (Trọn Bộ 2 Tập)
Thủy Hử là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học cổ điển Trung Quốc. Qua giọng văn sống động của tác phẩm, một trăm linh tám anh hùng Lương Sơn mỗi người một vẻ, một xuất thân, một tính cách, một cuộc đời hiện lên qua từng trang sách. Trong quá trình tụ nghĩa Lương Sơn, họ gặp quan tham thì chống, gặp ác bá thì trừng, đặt chữ “nghĩa” làm phương châm hành động. Lối hành động không câu nệ và tính cách hào sảng ấy nơi các nhân vật đã quyện xoắn những mẩu chuyện rời thành một thế giới võ lâm thu nhỏ, tạo cảm giác sảng khoái trong từng câu chữ.
“Văn chương Thủy Hử không “dệt gấm thêu hoa” như Tây Sương Ký, không “nhả ngọc phun châu” như Hồng Lâu Mộng mà là “nhạc trỗi chuông ngân”, hùng hồn, dồn dập. Văn chương Thủy Hử thì vẫn gần gũi với truyện kể dân gian. Tác phẩm Thủy Hử giữ được tính sống động của nhân vật trong ngôn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày, trong lối hành văn ít trang sức tô điểm.” – Giáo sư Lương Duy Thứ.
Bản in Thủy Hử năm 2018 chia 2 tập, có bìa áo, bổ sung minh họa của Đới Đôn Bang. Ngoài ra, bản in lần này còn được biên tập, hiệu chỉnh lại một số chi tiết như tên họ, tên hiệu, chức danh, vũ khí; đồng thời có bảng danh sách các nhân vật nhằm phần nào hệ thống lại tuyến nhân vật vô cùng đồ sộ của tác phẩm.
Thông tin tác giả: Thi Nại Am (1296 – 1370)
Ông là nhà văn sống vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh, sống tại Hưng Hóa. Năm 1330, ông đỗ tiến sĩ rồi làm quan hai năm cho nhà Nguyên, song vì bất mãn triều đình ông từ quan thoái ẩn hưởng cảnh điền viên và dốc hết tâm lực cho việc sáng tác, trong đó Thủy Hử là tác phẩm tiêu biểu nhất. Trong cuộc đời mình, ông đã đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị khác như Tùy Đường chí truyện, Tam toại bình yêu truyện…, góp phần làm nên đỉnh cao tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh.
Thông tin dịch giả: Trần Tuấn Khải (1895 – 1983)
Ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả nổi tiếng với các bút danh Á Nam, Lâm Tuyền Khách… Xuất thân trong gia đình nhà Nho, từ nhỏ ông đã có duyên với nghiệp văn chương. Ông trở thành hiện tượng của làng thơ Việt với các tập thơ Duyên nợ phù sinh (1921), Bút quan hoài (1927). Sau khi di cư vào Nam năm 1954, ông tiếp tục viết báo, làm nghiên cứu và từ năm 1975 giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi qua đời. Ngoài các tác phẩm thơ văn thì ông cũng để lại nhiều bản dịch tiểu thuyết Trung Quốc có giá trị như Thủy Hử (1925), Hồng lâu mộng (1934), Đông Chu liệt quốc (1934)…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.