Kinh Thánh sử dụng trong các giáo phái khác nhau của cộng đồng Kitô giáo bao gồm Cựu Ước và Tân Ước mà các phiên bản và các bản dịch chỉ khác nhau đôi chút. Cựu Ước dựa trên Kinh Thánh Hebrew, trong một số bản có phần thêm vào; Tân Ước ký thuật cuộc đời và lời giảng của Chúa Giêsu.
Kinh thánh Cựu Ước
Kể từ Bản Vulgate của Hierom cho đến ngày nay, người ta thích chọn bản Masorete thay vì Bản Bảy Mươi để làm nguyên bản cho các bản dịch Cựu Ước sang các ngôn ngữ phương Tây, nhưng trong cộng đồng Kitô giáo Đông phương, các bản dịch vẫn thường dựa trên Bản Bảy Mươi. Một số bản dịch ở phương Tây sử dụng Bản Bảy Mươi để làm rõ nghĩa bản Masorete cho một số bản sao bị mục nát.
Có một số Thứ Kinh (deuterocanonical books) là một phần trong Bản Bảy Mươi Hy văn, nhưng không có trong Kinh Thánh Hebrew.
Hầu hết các giáo hội Kháng Cách (Protestant) không công nhận các sách Thứ Kinh là Kinh Thánh mặc dù chúng vẫn có mặt trong Kinh Thánh Kháng Cách cho đến thập niên 1820, trong khi Giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo Đông phương và các giáo hội phương Đông khác xem các sách Thứ Kinh là một phần của Cựu Ước.
Công giáo công nhận 7 sách (Tôbia, Giuđitha, Macabê quyển 1, Macabê quyển 2, Khôn Ngoan, Huấn Ca, và Barúc) cũng như một vài đoạn trong sách Étte và Đanien. Một số giáo hội Chính Thống thêm vào một vài sách như Maccabê quyển 3, Thánh Vịnh 151, Étra quyển 1, Odes, Thánh Vịnh của Solomon và đôi khi là Macabê quyển 4.
Kinh thánh Tân Ước
Tân Ước là một tuyển tập 27 sách của Kitô giáo với Chúa Giêsu là nhân vật trung tâm, phần lớn được viết bằng tiếng Hy Lạp Koine trong thời kỳ sơ khai của Kitô giáo, được hầu hết Kitô hữu công nhận là Kinh Thánh. Có thể chia Tân Ước thành ba nhóm:
1. Các sách Phúc âm (trong đó các Phúc âm Mátthêu, Mark và Luca gọi là Phúc âm Nhất Lãm)
– Phúc âm Matthew (Mátthêu hoặc Mathiơ)
– Phúc âm Mark (Máccô hoặc Mác)
– Phúc âm Luca
– Phúc âm John (Gioan hoặc Giăng)
2. Các Thư tín mục vụ
3. Sách Khải Huyền của John (theo truyền thống là sứ đồ John)
Trong giới học thuật, các bản dịch cổ thường được gọi là “phiên bản” (version) trong khi thuật ngữ “bản dịch” được dành cho các bản dịch thời trung cổ hoặc đương đại. Cuốn sách kinh thánh trọn bộ tân ước và cựu ước bản dịch mới là một trong những phiên bản mới nhất, sách có khổ 14cm x 21 cm rất thích hợp cho việc cầm tay, sử dụng linh động lâu dài.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.